Thông tin báo chí

Home / Một con người như thế

Một con người như thế

21/10/2019

Chia sẻ

Ông Nguyễn Văn Đệ vốn sinh ra từ một làng quê nghèo, Hải Lĩnh, Tĩnh Gia, thấm đẫm nỗi nhọc nhằn khốn khó của những người nông dân bần hàn khi phải nhập viện. Với số vốn còn ít ỏi, nhưng trong tâm thức dằn vặt vì thương dân, ông đã vay vốn ngân hàng mở một bệnh viện lớn, quyết tâm cùng đội ngũ y, bác sĩ đầy tâm huyết chạy chữa cho dân chúng, không phải chỉ người dân khu vực thành phố Thanh Hóa, mà cả những người dân khắp mọi nơi trên đất nước.

Cách đây mấy năm, vào một ngày giữa mùa hè, tôi đi nhận giải thưởng của báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam. Lần đó tôi được giải nhất với tác phẩm: “Tiền chùa”, cuộc thi kéo dài gần ba năm. Tại buổi trao giải, một anh bạn là phóng viên trụ cột của báo Tiền Phong đến tận nơi chúc mừng tôi, đó là Xuân Ba, người Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Nhà báo Xuân Ba từng có một số bài báo viết chân dung các nhân vật nổi tiếng trong nước và thế giới, anh nói với tôi: Tôi thích tác phẩm của ông vì ông đụng chạm đến vấn đề đang nhức nhối trong đời sống xã hội.

Đúng thế, bấy giờ tác phẩm: Tiền chùa của tôi đụng đến một số quan chức tiêu tiền của dân không thương tiếc. Xuân Ba bảo: Nhưng ở Thanh Hóa của ta có ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực. Ông ấy là một vị doanh nhân đáng kính trọng vì biết sử dụng đồng tiền của Nhà nước đúng quy luật giá trị của nó, nhất là ở những thời khắc khó khăn nhất. Tôi đã có dịp đi thăm Bệnh viện Hợp Lực, ngay cửa ngõ phía Bắc vào trung tâm thành phố Thanh Hóa, tận mắt thấy những việc ông ấy làm và nghe ông ấy phát biểu trong một cuộc họp doanh nghiệp. Tôi cũng nghe nhiều người nói về ông ấy, nhưng có tận mắt chứng kiến mới biết, thời buổi bây giờ có được một con người làm doanh nghiệp với tâm thế như vậy thật không dễ tìm. Ông ấy nói đi đôi với việc làm. Ông nên tìm hiểu và viết về ông ấy một bài, về tính nhân văn của ông ấy trong chức phận.

Nghe Xuân Ba nói tôi cảm thấy mình như có lỗi vì nghĩ ông ấy ở tận Hà Nội, thế mà lại khá hiểu về một vị doanh nhân ở Thanh Hóa. Còn tôi, ở gần với Bệnh viện Hợp Lực nhưng còn lơ mơ quá. Nghĩ vậy nhưng nấn ná mãi rồi một lần tôi mới mạnh dạn đến văn phòng Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực để tìm gặp vị doanh nhân khá nổi tiếng ở mảnh đất Thanh Hóa này. Ông Đệ người tầm thước, khuôn mặt vuông chữ điền, giọng nói nghiêm nghị nhưng rất ấm. Toàn bộ con người ông toát lên cái bản lĩnh của một vị chỉ huy. Một số bè bạn của tôi cho biết, ông Đệ trước đây từng là một cán bộ ngành công an, rồi ông làm chủ nhiệm Hợp tác xã Vận tải Hợp Lực với số vốn ít ỏi ban đầu lập nghiệp trên một mảnh đất nhỏ. Sau hơn hai mươi năm, vượt qua bao nhiêu thăng trầm, thương hiệu Hợp Lực của ông Đệ đã lớn mạnh lên rất nhiều. Hồi đó tôi chỉ được gặp ông có một lúc nhưng rất cảm tình, ông dẫn tôi đi thăm cơ sở Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực vừa được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, lúc bấy giờ bệnh viện mới xây ngôi nhà 9 tầng nhưng đã rất đông bệnh nhân. Ông nói với tôi về những dự định sẽ mở rộng Hợp Lực, và hiện thực bây giờ ông đã cho xây thêm ngôi nhà 17 tầng. Cùng với việc trang bị máy móc và các thiết bị hiện đại. “Chúng tôi phải xây dựng ý thức văn hóa chữa bệnh cho đội ngũ thầy thuốc” – ông Đệ nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Đệ nói thế và đúng là chỉ một thời gian sau đó, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực đã phát triển lớn mạnh và trở thành bệnh viện tư nhân lớn nhất khu vực Bắc miền Trung. Bây giờ Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực đã phát triển tới hơn 10 công ty thành viên, kinh doanh đa lĩnh vực bao gồm: Y tế, Giáo dục, Nhà hàng khách sạn, Bất động sản, Hóa thân hoàn vũ, Vận tải, Xây dựng, Du lịch tâm linh nghỉ dưỡng…

Tôi biết doanh nhân Nguyễn Văn Đệ từ đó, nhưng vì để “kính nhi viễn chi”, kính trọng ông nên tôi chỉ đứng xa mà nhìn. Tôi ít đến gặp ông nhiều, vì sợ làm mất thì giờ của ông. Nhưng sau một thời gian tìm hiểu và suy ngẫm, tôi muốn giới thiệu với bạn đọc về  một con người có nhiều điều rất đáng trân trọng trong cuộc sống của chúng ta.

Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực ra đời giữa thời kỳ đất nước chuyển mình, công cuộc đổi mới đang có những thay đổi nhanh chóng về kinh tế và xã hội, nhưng lúc bấy giờ ngành y tế, ngành chăm lo sức khỏe cho người dân có nhiều dư luận lo lắng, nhất là tình hình ở các bệnh viện gây nhiều nỗi niềm ưu tư cho những con người đầy tâm thức như ông Nguyễn Văn Đệ. Hồi đó ở các bệnh viện công rất quá tải, cơ sở vật chất khó khăn, thường là mỗi giường bệnh phải cõng từ hai đến ba người bệnh. Việc chữa trị cho người bệnh đâu đó còn chưa hết lòng, đạo đức người thầy thuốc chưa được nâng cao. Những chuyện như vậy gây nhiều nỗi niềm, nhức nhối cho dân.

Ông Nguyễn Văn Đệ (ngồi giữa) trong lần ký kết hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài

Ông Nguyễn Văn Đệ vốn sinh ra từ một làng quê nghèo, Hải Lĩnh, Tĩnh Gia, thấm đẫm nỗi nhọc nhằn khốn khó của những người nông dân bần hàn khi phải nhập viện. Với số vốn còn ít ỏi, nhưng trong tâm thức dằn vặt vì thương dân, ông đã vay vốn ngân hàng mở một bệnh viện lớn, quyết tâm cùng đội ngũ y, bác sĩ đầy tâm huyết chạy chữa cho dân chúng, không phải chỉ người dân khu vực thành phố Thanh Hóa, mà cả những người dân khắp mọi nơi trên đất nước, nhằm nâng cao bản chất người thầy thuốc theo hướng nhân đạo, phục vụ nhân dân, đúng nghĩa của nó, chữa bệnh cứu người bằng tâm đức của những người thầy thuốc.

Một anh bạn của tôi rất gần gũi với ông Đệ kể: Nghĩ những ngày đầu làm bệnh viện của ông Đệ thật gian nan, chính tôi khuyên ông ấy nên mở trường cấp III ở phía Bắc thành phố nhưng ông ấy đã không nghe. Bây giờ tôi thấy ông ấy đúng, ông ấy có duyên và có tình với việc chăm sóc sức khỏe con người. Ông Đệ là người suy nghĩ việc gì cần làm là ông làm bằng sự quyết tâm, sự tin tưởng vào những dự báo của ông ấy. Lạ lắm anh ạ, cái gì ông ấy quyết tâm là sẽ thành công, ông bỏ qua những lời dị nghị nghi hoặc. Như việc đầu tư xây dựng bệnh viện, xây đài hóa thân hoàn vũ… Đúng là một người đầy bản lĩnh!

Anh dừng lại một lát rồi tiếp: Một lần bệnh viện ông sắp mổ cho một bệnh nhân nặng, bác sĩ mổ cho biết sẽ phải truyền nhiều máu, mà máu thì Bệnh viện Hợp Lực chưa sẵn, ông đã phải đến bệnh viện nhà nước để xin hỗ trợ nhưng bị từ chối. Thương bệnh nhân, ông buồn bực và loay hoay mãi mới nhớ ra ở gần thành phố Thanh Hóa có một người nghèo muốn bán máu, loại máu của ông ta lại phù hợp với bệnh nhân. Thế là ông đến tận nhà, chờ đợi rồi tìm được ông ta, nghe ông Đệ thuyết phục, người bán máu cảm động vì biết ông Đệ là một lãnh đạo bệnh viện mà phải vất vả vì người bệnh nên đã đồng ý. Ca bệnh mổ thành công không chỉ bằng kỹ thuật y học mà bằng tấm lòng của những người như ông Đệ.

Tôi bảo ông bạn tôi: Trời sinh ra những người như ông Nguyễn Văn Đệ Hợp Lực nghĩa là trời phải giao cho ông ấy cái sứ mạng. Ông ấy không chuyên làm giáo dục nên ông ấy tập trung cao độ cho việc xây dựng các bệnh viện, nó thiết thực hơn, nhưng ông ấy rất chú tâm đến đào tạo đấy thôi, cái trường trung cấp y dược của ông ấy giờ đã lên cao đẳng rồi còn gì. Nghe nói chất lượng đào tạo được các tổ chức có thẩm quyền đánh giá khá lắm.

Hiện nay, ngoài việc giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực, ông Nguyễn Văn Đệ còn giữ các trọng trách xã hội như: Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam; Ủy viên Ban chấp hành kiêm Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam; Thành viên Tổ tư vấn Chính sách y tế của Chính phủ và Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cùng nhiều chức danh khác được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thanh Hóa, TP Thanh Hóa tin tưởng, giao trọng trách.

Hoạt động công tác xã hội đôi khi dễ nảy sinh căng thẳng, nhưng đối với doanh nhân Nguyễn Văn Đệ, chức danh luôn gắn với bổn phận và trách nhiệm. Hễ ở đâu đó, bất kể là nơi xa xôi nhất của đất nước, một doanh nghiệp tư nhân, một hội viên hiệp hội gặp khó khăn do địa phương đối xử thiếu thiện chí là ông sẽ có mặt để giúp đỡ tháo gỡ. Là thành viên tổ tư vấn của Chính phủ về chính sách bảo hiểm y tế, ông Đệ đề xuất việc người khám bệnh bảo hiểm phải được khám ở bất cứ bệnh viện nào và đã được chấp nhận.

Ra đời đã một thời gian dài, với các phương tiện khám, chữa bệnh hiện đại, vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực chính thức được Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép tăng giường bệnh nội trú từ 550 lên 800 giường, trong đó Trung tâm khoa ung bướu của bệnh viện có 200 giường bệnh. Hiện nay, hệ thống trang thiết bị y tế của Trung tâm Khoa ung bướu bệnh viện đã được đầu tư đồng bộ, đặc biệt đã lắp đặt hoàn chỉnh 01 máy xạ trị gia tốc tuyến tính với giá trị gần 100 tỷ đồng để điều trị những căn bệnh hiểm nghèo đang quá tải ở các bệnh viện Trung ương. Với đội ngũ thầy thuốc đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, quan điểm chỉ đạo của ông là phải phục vụ người bệnh đúng phương châm: “Lương y như từ mẫu”. Hợp Lực đã cứu chữa rất nhiều ca bệnh nan y và cả những chiến dịch cấp bách, cách đây 2 năm, một nhà máy may ở khu công nghiệp Hàm Rồng có gần 2.000 công nhân phải cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm, Bệnh viện Hợp Lực đã tiếp nhận và cứu chữa kịp thời. Việc chăm sóc bệnh nhân ở đây cũng rất ân cần, chu đáo. Người ta kể rằng có bác sĩ của ông, trong lúc cấp cứu cho một bệnh nhân ngạt thở, anh đã ghé lưỡi hút đờm từ miệng bệnh nhân để bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Trong hành xử, ông Đệ thưởng phạt nghiêm minh, có thành tích trong điều trị và phục vụ người bệnh đúng với tinh thần của đạo đức người thầy thuốc thì ông thưởng, còn nếu có nhũng nhiễu, ông sẽ xử phạt nghiêm.

Tiếng lành đồn xa, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực của ông lúc nào cũng đông người bệnh đến khám, điều trị. Người ta đến chữa bệnh yên tâm vì các y, bác sĩ chữa bệnh thì chu đáo nhiệt tình, mà khi bệnh nhân xuất viện họ ân cần dặn dò cẩn thận. Hiện nay, ông Nguyễn Văn Đệ đang tiếp tục đầu tư xây dựng một Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hợp Lực – Nghi Sơn tại quê hương Tĩnh Gia với quy mô 550 giường bệnh.

Ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực, đối với tôi, một người cầm bút là một hiện tượng đáng trân trọng. Hầu như trong tâm trạng ông luôn nghĩ về con người, về sức khỏe của con người và một môi trường thật sự nhân văn. Thanh Hóa, một tỉnh đất rộng người đông, nhưng có những nơi con người thì không ngừng sinh sôi mà đất thì không sao nảy nở. Chẳng hạn ở xã Nghi Sơn, phía Nam Thanh Hóa, hay ở Diêm Phố, phía Đông Bắc tỉnh và một số nơi khác nữa, đất ở cho người sống đã khó, đất chôn cất người chết càng khó hơn, chính vì lẽ đó ông đã quyết tâm xây dựng Đài hóa thân hoàn vũ: Phúc Lạc Viên, làm cho những linh hồn về cõi vĩnh hằng được siêu thoát, mà trần gian thì môi trường được sạch sẽ. Năm ngoái, tôi có người cháu họ, cháu Hoàng Văn Sơn, con trai chú Hoàng Văn Thà, nguyên Bí thư xã Ngư Lộc, Hậu Lộc bị bạo bệnh mất được hỏa táng ở Đài hóa thân hoàn vũ Phúc Lạc Viên Thanh Hóa. Lúc tôi đến thấy gia đình chú Thà đang vây quanh hộp tro cháu Sơn, chú Thà nói với tôi giọng xúc động: Nếu như không có Đài hóa thân hoàn vũ Phúc Lạc Viên Thanh Hóa thì việc chôn cất cháu Sơn rất bí anh ạ. Nghĩa trang Ngư Lộc quá tải rồi.

Hiện nay, ông Nguyên Văn Đệ không những đã xây dựng Đài hóa thân hoàn vũ Phúc Lạc Viên ở Thanh Hóa mà còn xây dựng những công trình tương tự ở Hà Tĩnh. Sắp tới, ông có ý định tiếp tục xây dựng Đài hóa thân hoàn vũ Phúc Lạc Viên ở Nghệ An. Những dự án đầy tính nhân văn của ông Tôi gặp ông tại phòng làm việc của ông tại Tổng Công ty vào một ngày gần đây, ông nghiêm nghị và cởi mở, tôi biết ông rất ít nói về mình, không ra lệnh một cách cứng nhắc với những nhân viên dưới quyền của ông mà nghiêm cẩn và ân cần, ông kiểm tra hiệu quả công việc bằng chất lượng chứ không phải những báo cáo suông. Gặp ông được một lúc rồi tôi đi thăm những bệnh nhân đang điều trị trong bệnh viện của ông. Chị Lai, người tận Lang Chánh đưa con đến chữa bệnh nói với tôi: Hôm ở bệnh viện huyện, gia đình lo lắng hoang mang lắm anh à? Cháu bị đau thận nặng, người ta bảo phải ra Hà Nội mới chữa được, mà ra Hà Nội thì chúng tôi biết xoay sở thế nào. May mắn có người mách nên xin chuyển xuống Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực. Mới ở đây có mấy ngày, được các y, bác sỹ tận tình chăm sóc, cứu chữa, bệnh cháu đã đỡ hơn rất nhiều rồi. Các bác sĩ nói khoảng một tháng điều trị là cháu có thể khỏi và xuất viện về nhà. Thật đáng trân trọng!ng được nhân dân và chính quyền ở nhiều nơi ủng hộ nhiệt tình.

Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực đang chữa bệnh đúng như tinh thần của ông Nguyễn Văn Đệ: “Người thầy thuốc phải chữa bệnh bằng tâm đức”. Với những thành tích đã đạt được, sau hơn 20 năm thành lập và phát triển, Tổng Công ty CP Hợp Lực và cá nhân doanh nhân Nguyễn Văn Đệ đã vinh dự nhận được nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý do Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành Trung ương và tỉnh Thanh Hóa trao tặng, nổi bật như Huân chương Lao động hạng Nhất; Huân chương Lao động hạng Nhì; Huân chương Lao động hạng Ba; Cúp Thánh Gióng, Doanh nhân tiêu biểu toàn quốc, Chiến sĩ thi đua toàn quốc…

Tôi rời Hợp Lực vào một buổi chiều muộn. Thành phố Thanh Hóa của tôi đang thực hiện trong nỗ lực xây dựng “Thành phố văn minh, công dân thân thiện” mà chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe cho dân là một trong những mục tiêu nhân văn của Hợp Lực.

Nguồn tin: Báo Văn hóa và đời sống. Tháng 4/2018

Bút ký của Trọng Hoài – Thục Chương

Chia sẻ

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay