Thông tin báo chí

Home / Doanh nhân Nguyễn Văn Đệ: Nỗ lực kiến tạo doanh nghiệp, khát vọng tạo nên giá trị bền vững cho cộng đồng

Doanh nhân Nguyễn Văn Đệ: Nỗ lực kiến tạo doanh nghiệp, khát vọng tạo nên giá trị bền vững cho cộng đồng

09/10/2023

Chia sẻ

Mở đầu câu chuyện vị “thuyền trưởng” Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực chia sẻ: Gần 30 năm dấn thân, gắn bó với nghề đó là một khoảng thời gian quá dài đủ để ông cảm thấy mình đã hiểu và đương đầu với những khó khăn, thách thức mà ông đã trải qua.

GS.TS Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực: “Chúng tôi thành công nhờ sự đồng lòng, đoàn kết, nhờ ngọn lửa được truyền từ HĐQT, Ban lãnh đạo đến nhân viên trong Tổng Công ty”.

Phóng viên: Nhìn lại chặng đường gần 30 năm, đâu là những điều ông tự hào đã đạt được cho doanh nghiệp của mình?

GS.TS Nguyễn Văn Đệ: Một chặng đường 30 năm so với đất nước thì không dài nhưng so với một cá nhân, một tổ chức, một doanh nghiệp thì nó quá là dài bởi vì cái dài đó là sự gian truân vất vả của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp từ bắt đầu khởi nghiệp tay không, tài sản không có, mọi thứ đều thiếu và đặc biệt điều cơ bản thời kỳ đầu cách đây 30 năm có thể nói một đất nước chủ trương của Đảng rất tốt muốn phát triển một cách toàn diện thế nhưng cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho các chủ trương của Đảng chưa hoàn thiện vẫn giống như vừa làm vừa rò, vừa kiểm tra xem trên đường có sâu thẳm có nguy hiểm hay không, vì vậy có một môi trường tốt thì bản thân người thành lập doanh nghiệp phải suy nghĩ áp dụng cơ chế chính sách, những cái cần và cái thiếu, thiếu là thiếu về cơ chế về chính sách thì doanh nghiệp phải có kiến nghị với Đảng và Nhà nước để tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp phát triển, những năm đầu mọi vấn đề vô cùng khó khăn có thể nói là đứng bên bờ vực thẳm, một doanh nghiệp luôn nghĩ về chiều hướng vì nhân dân vì người lao động tạo việc làm cho người lao động, bởi vậy ngay ngày đầu mới thành lập doanh nghiệp bằng những cơ chế, chính sách DN cần phải vượt qua và xác định đó là bản lĩnh luôn vượt khó để vươn lên, nhìn lại chặng đường gần 30 năm từ không trở thành có và điều ông tự hào nhất là đến nay Tổng Công ty có trên 2.000 lao động có việc làm ổn định, có chế độ, chính sách đầy đủ… đó là thành công của chặng đường gần 30 năm của Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực.

Đó sẽ là minh chứng cho sự nỗ lực không chỉ của cá nhân ông mà là của cả tập thể đồng lòng trong chặng đường gần 30 năm. Sắp tới, chúng tôi sẽ định hướng phát triển doanh nghiệp với những chiến lược sâu rộng hơn. Trong đó, chúng tôi không chỉ mang đến những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, mà còn quan tâm phát triển công nghệ kết nối và xúc tiến đầu tư về tỉnh Thanh Hoá.

Phóng viên: Trong hoạt động kinh doanh, việc doanh nghiệp phải đối mặt với các giai đoạn khủng khoảng là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt là 2 năm dịch bệnh, đâu là những điều ông cho là “được”và “mất” trong giai đoạn này thưa ông?

GS.TS Nguyễn Văn Đệ: Một chặng đường phát triển bao giờ cũng gồ ghề trở ngại do cơ chế, dịch bệnh, điều kiện cho nên mỗi lần như vậy doanh nghiệp không của riêng tôi mà doanh nghiệp cả nước luôn trong tình trạng bờ vực phá sản nếu không có bản lĩnh, tính tự lực, tự cường, không có trí tuệ và không có sự đoàn kết thống nhất của HĐQT, BGĐ và đặc biệt là người lao động cùng doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn của dịch bệnh Covid-19, trong bối cảnh phong toả toàn Bệnh viện đây là thời điểm khó khăn nhất chi phí tài chính rất lớn nhưng nguồn thu lại không có, trước tình hình khó khăn là vậy nhưng Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực luôn nhận được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các ngành đã hỗ trợ về mọi mặt để Tổng Công ty vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

Sau trận đại dịch vừa qua, chắc chắn ai cũng có những cái “được” và “mất”, nhưng đối với tôi cái được lại nhiều hơn. Trước khi khủng hoảng xảy ra, chúng tôi có hoạch định những chiến lược 5 năm, 10 năm để mở rộng và đầu tư các lĩnh vực. Nhưng sau khi đại dịch xảy ra làm đảo lộn mọi thứ, cá nhân tôi cũng như doanh nghiệp phải nhìn nhận lại xem những định hướng của mình có thực sự mang đến sự phát triển bền vững cho chính doanh nghiệp của mình và cho cộng đồng hay không. Thay vì ngủ say trên chiến thắng thì sau hơn hai năm qua, phần “được” chính là chúng tôi đã nhận ra sứ mệnh của mình là phải tập trung làm tốt hơn nữa về những gì mình đang có. Còn nói về những gì đã mất thì cũng đã mất rồi, tôi thường không tập trung vào những điều đó để than vãn hay luyến tiếc mà sẽ chỉ nhìn vào những mảng màu tích cực để tiếp tục đi đến tương lai.

GS.TS Nguyễn Văn Đệ Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực: “Bản lĩnh của một Doanh nhân là điềm tĩnh và quyết đoán dù ở bối cảnh xáo trộn thế nào để giải quyết những vấn đề xảy ra và tiến về phía trước”.

Phóng viên: Chúng ta đã nhắc nhiều lần về phát triển bền vững, là một doanh nghiệp hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực y tế, giáo dục, vận tải, nhà hàng, nông nghiệp công nghệ cao, công viên vĩnh hằng, bất động sản… đâu là cách mà ông đã lựa chọn để doanh nghiệp của mình phát triển một cách “bền vững”?

GS.TS Nguyễn Văn Đệ: Bản thân tôi không phải lựa chọn ngành nghề mà tôi cảm nhận xứ mệnh vừa nhờ vào cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước và cũng nhờ vào lòng quyết tâm của bản thân và những ngành nghề của Hợp Lực là phát triển theo tính bền vững và có định hướng, quản trị nhân sự tốt và điều quan trọng nhất là chất lượng phục vụ nhân dân tốt nhất. Sự bền vững đó sẽ bắt đầu từ những dịch vụ mà chúng tôi đem đến cho khách hàng, cho thị trường, mỗi một sản phẩm, mỗi một công trình của Hợp Lực đều đưa chất lượng lên hàng đầu. Chúng tôi thường xuyên đặt ra câu hỏi rằng, liệu những dịch vụ của chúng tôi có thật sự mang lại cho họ giá trị như mong đợi hay không? Đặc biệt, chúng tôi còn chú trọng vào chất lượng để đem lại giá trị cho khách hàng và giúp cho cộng đồng phát triển.

Bên cạnh đó, sự bền vững của một doanh nghiệp còn đến từ những thành viên trong doanh nghiệp. Không chỉ cần mức thu nhập tốt, một nhân sự khi đi làm còn cần có được một môi trường giúp họ hoàn thiện và trưởng thành hơn. Một doanh nghiệp bền vững là khi có thể xây dựng được một văn hóa kế thừa, nơi những người có thâm niên sẽ hỗ trợ cho những người mới vào và tất cả sẽ cùng nhau phát triển. Thời gian thay đổi, xã hội thay đổi, mọi thứ đều thay đổi và ai trong chúng ta cũng phải phát triển để thay đổi. Khi bạn thay đổi để tốt hơn, bạn sẽ có cách quan tâm đến đồng nghiệp và cấp dưới của mình những mong họ cũng ngày một tốt hơn. Vị “thuyền trưởng” Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực nhấn mạnh.

Theo đó, cam kết của một doanh nghiệp là sự phát triển bền vững sẽ đi cùng với rất nhiều hoạt động hướng đến phát triển cộng đồng, và khi xã hội phát triển, doanh nghiệp cũng sẽ cùng phát triển tương ứng. Đó là lý do vì sao Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực triển khai rất nhiều hoạt động cộng đồng, bên cạnh chương trình “Hành trình nhân ái”, “Công tác an sinh xã hội”…

Phóng viên: Theo ông một Doanh nhân thành công sẽ được công nhận dựa trên những tiêu chí nào? Câu chuyện thành công vốn luôn chứa đựng nhiều thất bại. Đối với ông những thất bại từng trải đã mang đến cho ông những bài học giá trị nào?

GS.TS Nguyễn Văn Đệ: Khi ai đó thành công thì phải có lý do nào đó cho sự thành công. Cá nhân tôi nhìn thấy có một số tiêu chí kiên quyết phải có để nhận định sự thành công của một doanh nhân. Trước hết hoạt động kinh doanh của họ phải xuất phát từ tâm, từ những điều tốt đẹp để mang đến dịch vụ và sản phẩm có thể đóng góp giá trị cho cộng đồng. Yếu tố thứ hai là phải có tầm nhìn. Tầm nhìn là khả năng bạn nhìn thấy bối cảnh thị trường và xu hướng để biết xã hội sẽ phát sinh những nhu cầu gì, hay nói cách khác cộng đồng sẽ cần gì trong tương lai. Khi đã có thể phát triển tầm nhìn và đi từ trái tim, một doanh nhân sẽ có thể đưa đến cộng đồng những dịch vụ chăm sóc tốt nhất và dĩ nhiên sẽ được cộng đồng đón nhận. Và một khi đã được cộng đồng đón nhận, điều đó có nghĩa doanh nghiệp của họ đã có thể phát triển theo hướng bền vững. Tiêu chí cuối cùng, đó là luôn trong tâm thế sẵn sàng đón nhận những khó khăn và làm chủ vấn đề dựa trên năng lực lãnh đạo của bản thân và sự đồng lòng của tập thể nhân viên, người lao động kinh doanh và thất bại có lẽ là đôi bạn khăng khít. Mỗi khi chúng ta đặt mục tiêu mà không đạt được, đó chính là một thất bại. Sau mỗi lần như thế, thất bại chỉ càng khiến cho mục tiêu thêm phần hấp dẫn, kích thích tôi phải mạnh mẽ và quyết tâm hơn để tiếp tục chinh phục. Nếu như đạt được mục tiêu nào đó quá dễ dàng, bạn sẽ thấy điều đó trở nên bình thường và không còn nung nấu ý chí cho những lần chinh phục mục tiêu tiếp theo.

Một doanh nghiệp thành công được như ngày hôm nay chúng tôi luôn xác định nhờ vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đó là cái xương sống duy nhất để doanh nghiệp dựa vào đấy để phát triển nhưng doanh nghiệp xác định phải cập nhật những kiến thức, những kỹ năng quan trọng cần phải có, học hỏi về chiến lược kinh doanh, tạo sự đoàn kết và phát huy được tính ưu việt, chất xám của từng bộ phận, từng cá nhân, bố trí lực lượng lao động phù hợp với từng lĩnh vực. Doanh nghiệp có thành công hay không quan trọng nhất là tính vượt khó vươn lên, vì không ai cho ai tất cả và không ai sắp đặt bằng mọi giá cho nên phải dựa vào sức mình, sức người, trí tuệ để khi gặp trở ngại về cơ chế, chính sách, cách điều hành chưa thuận hoặc do cạnh tranh trên thương trường kinh doanh đều phải có tư duy, đoàn kết để doanh nghiệp phát triển một cách bền vững./.

Phóng viên: Xin cảm ơn GS.TS về cuộc chia sẻ đầy cảm xúc

Nguồn: vietnamhoinhap.vn

Chia sẻ

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay